• Đây là những Quy tắc hoạt động của diễn đàn, mọi thành viên cần đọc trước khi tham gia để tránh bị Khóa tài khoản. Và xây dựng một cộng đồng tích cực.
    Vi phạm: Khóa vĩnh viễn bình luận của tài khoản.

    1. Khi đặt câu hỏi cần ghi rõ suy nghĩ, chẳng hạn lý do vào lệnh của bản thân tại thời điểm đó.
    2. Tiêu đề bài viết cũng cần rõ ràng, đúng trọng tâm.
    3. Tôn trọng các thành viên khác, không dùng ngôn ngữ lăng mạ, tiêu cực, mang tính chất kích động.
    4. Không chia sẻ những những điều có tính rủi ro, gây FOMO, tư tưởng giàu có sau 1 đêm, ảo tưởng về phương pháp thần thánh.

Eurozone: Giá lương thực tăng cao khiến lạm phát “hạ nhiệt” thấp hơn kỳ vọng

Ng Quyên Phúc

New member
BNEWS
Lạm phát tại Eurozone trong tháng 2/2023 là 8,5%, giảm nhẹ so với mức 8,6% của tháng 1/2023.
153247_205608-093038-214858-boc-xep-gao-xuat-khau-tai-cong-ty-cp-luong-thuc-hau-giang-anh-duy-khuongttxvn.jpg
Giá lương thực tăng cao khiến lạm phát “hạ nhiệt” thấp hơn kỳ vọng. Ảnh minh họa: TTXVN

153247_205608-093038-214858-boc-xep-gao-xuat-khau-tai-cong-ty-cp-luong-thuc-hau-giang-anh-duy-khuongttxvn.jpg


Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố số liệu cho thấy lạm phát của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 2/2023 tuy giảm nhưng với tốc độ chậm hơn so với dự báo, chủ yếu do giá lương thực vẫn tăng mạnh.
Theo đó, lạm phát tại Eurozone trong tháng trước là 8,5%, giảm nhẹ so với mức 8,6% của tháng 1/2023. Tuy nhiên, con số trên vẫn cao hơn mức ước tính 8,2% mà các chuyên gia phân tích tại công ty dữ liệu tài chính FactSet đưa ra trước đó, cũng như mức 8,3% theo đánh giá của hãng tin Bloomberg.



Cùng với đó, lạm phát cơ bản của Eurozone (không bao gồm giá lương thực và năng lượng dễ biến động) đã tăng từ 5,3% trong tháng Một lên mức kỷ lục mới 5,6% vào tháng trước.
Báo cáo của Eurostat cho thấy chi phí năng lượng tiếp tục tăng chậm lại trong tháng 2/2023, từ 18,9% xuống 13,7%. Tuy nhiên, giá lương thực và đồ uống đã tăng tới 15% – mức cao kỷ lục mới và vượt đáng kể mức 14,1% của tháng Một.
Đây là lần đầu tiên sau hai năm giá lương thực tăng cao hơn chi phí năng lượng. Song giới chuyên gia cho biết họ dự kiến tỷ lệ lạm phát lương thực sẽ tăng chậm lại trong suốt cả năm 2023.
Trong số 20 quốc gia sử dụng đồng euro, Luxembourg ghi nhận tỷ lệ lạm phát thấp nhất với 4,8% trong tháng 2/2023. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên khác của khối vẫn phải gánh chịu áp lực giá kéo dài.
Theo Eurostat, lạm phát của Pháp đã tăng lên 7,2% trong khi giá tiêu dùng của Đức tiến 9,3% trong tháng Hai. Cơ quan Thống kê Italy (Istat) cho biết lạm phát ở nước này đã tăng lên 7,9% vào tháng trước.
Lạm phát tại Eurozone đã giảm dần từ mức đỉnh 10,6% ghi nhận hồi tháng 10/2022, song vẫn còn quá cao so với mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra. Các số liệu mới nhất càng củng cố cho nhận định ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2023, khi cuộc chiến kiểm soát lạm phát chưa kết thúc.
Ông Jack Allen-Reynolds, Phó Giám đốc phụ trách kinh tế Eurozone tại công ty tư vấn Capital Economics, cho hay mình đã dự báo trước đó về khả năng ECB sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng Ba và tháng Năm.

Hiện chuyên gia này đánh giá triển vọng cho những đợt tăng tiếp theo tại các cuộc họp của ECB trong năm nay đang ngày càng lớn./.


Bnews
 
Bên trên