Nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc sẽ chậm lại trong năm 2024

Hỗ Trợ Và Kháng Cự Là Gì ? Support Và Resistance – FOREXITIG

Nhu cầu dầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo chậm lại trong năm 2024. Tuy nhiên, tăng trưởng những sản phẩm hoá dầu sẽ có sự phân hoá trong năm tới, trong đó các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn như xăng và dầu diesel mất đà theo xu hướng sử dụng xe điện.

Theo Bloomberg, Trung Quốc có thể chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ chậm lại trong năm tới.

Nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới sẽ tiêu thụ thêm 500.000 thùng mỗi ngày vào năm 2024, theo ước tính trung bình từ 12 nhà tư vấn và phân tích ngành được Bloomberg khảo sát – chưa bằng 1/3 mức tăng trong năm 2023.

Dự báo nguyên liệu hóa dầu như naphtha và khí hóa lỏng, hoặc LPG, sẽ chiếm phần lớn mức tăng, cùng với nhiên liệu máy bay. Ngược lại, nhiên liệu vận tải như xăng dự kiến sẽ trở nên ít quan trọng hơn khi số lượng xe điện ngày một nhiều.

“Năm tới, tốc độ tăng trưởng sẽ trở lại quỹ đạo bình thường khi các yếu tố liên quan đến đại dịch giảm dần. Triển vọng không mấy khả quan”, ông Ke Xiaoming, chuyên gia cấp cao tại Sinopec , nhà lọc dầu lớn nhất Trung Quốc nói.

Ông cho biết thêm số phận của các sản phẩm dầu mỏ cũng gắn chặt với số phận của nền kinh tế nói chung. “Ngành lọc hóa dầu được hỗ trợ bởi công suất tăng thêm, nhưng vẫn đang phải đối mặt với tỷ suất lợi nhuận thấp.”

Trong báo cáo hàng tháng vào tháng 11, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2023 đã được hỗ trợ bởi “một nhóm nhỏ các quốc gia không thuộc OECD, dẫn đầu là Trung Quốc”. Nhưng cơ quan này dự báo thế giới sẽ giảm tốc mạnh vào năm 2024 do dư thừa nguồn cung sắp xảy ra, ngay cả khi OPEC+ cắt giảm nguồn cung sâu hơn và kéo dài thời gian thực hiện thoả thuận.

Theo IEA, Trung Quốc chiếm 75% mức tăng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay. Giờ đây, đà tăng trưởng hậu COVID-19 ở nền kinh tế lớn thứ hai đang giảm bớt vào thời điểm triển vọng tăng trưởng thế giới có vẻ ảm đạm. Bên cạnh đó, thị trường lo ngại tình trạng dư thừa dầu thô, đặc biệt là nguồn cung từ các nhà sản xuất ngoài OPEC, đang tràn vào thị trường, kéo giá giảm dần.

Xuất khẩu của Mỹ đang đạt gần mức kỷ lục 6 triệu thùng/ngày. Giá dầu thô đang hướng tới tuần giảm thứ bảy liên tiếp – chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 2018.

Ông Li Ran, nhà phân tích thị trường dầu mỏ tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Công nghệ (CNPC) của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, phát biểu bên lề một hội nghị ở Bắc Kinh: “Tăng trưởng nhu cầu dầu trên 10% trong năm nay sẽ không bao giờ lặp lại”.

CNPC dự đoán nhu cầu của Trung Quốc sẽ trở lại mức năm 2019. Ông Li cho biết, nhiên liệu máy bay phản lực có thể chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất trong số các sản phẩm từ dầu mỏ, nhưng nền kinh tế trì trệ sẽ đè nặng lên xăng và dầu diesel. Mặt khác, số lượng lớn người lái xe ở Trung Quốc đang chuyển sang hoạt động xanh: xe điện chiếm 1/4 tổng doanh số bán xe du lịch mới ở nước này vào năm 2022, con số này đã tăng lên gần 38% tổng số vào tháng 10.

Nhà phân tích Lin Ye của Rystad Energy cho biết nhóm nghiên cứu dự báo nhu cầu xăng chỉ tăng dưới 4%, trong khi dầu diesel tăng 5%, một phần do hoạt động xây dựng phục hồi. Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu máy bay sẽ tăng 33% khi du lịch quốc tế quay trở lại.

Bà Mia Geng, nhà phân tích của công ty tư vấn dầu khí FGE, nhận định: “Năm 2024 có thể được coi là điểm khởi đầu cho sự suy giảm cơ cấu về nhu cầu của Trung Quốc, trong đó các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn như xăng và dầu diesel mất đà”.

Ông Ranice Tan, nhà phân tích nghiên cứu tại công ty tư vấn Wood Mackenzie Ltd , cho biết nhu cầu naphtha sẽ hỗ trợ tăng trưởng, tăng 13%. Cùng lúc, nhu cầu khí LPG sẽ tăng 8% vào năm 2024, nhờ công suất tăng thêm trong quá trình khử hydro propan, hay PDH, được sử dụng trong sản xuất nhựa và sợi tổng hợp.


Sàn Exness Lừa đảo Không? – FOREXITIG



Vietnambiz
 

Có thể bạn quan tâm

Bên trên
}, 0); });