Cách để có một cộng đồng Nhà đầu tư thành công

tunglam56

New member
Với mong muốn phát triển Group lành mạnh, hiệu quả, làm giàu chính đáng và bề vững; xây dựng cộng đồng nhà đầu tư giá trị, đồng hành cùng Doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, đem đến nhiều giá trị cho NĐT, cộng đồng và xã hội; đóng góp cho sự phát triển của ngành nghề kinh doanh và đất nước.

Nhận thấy Group của chúng ta đa số là những NĐT mới đến với TTCK; chưa có nhiều kỹ năng, phương pháp đúng, kỷ luật, kinh nghiệm và kế hoạch đầu tư để đem lại hiệu quả tốt; thậm chí nhiều NĐT còn yếu về bản lĩnh, tâm lý và để cảm xúc chi phối đến quyết định của mình.

Với số vốn ban đầu còn khiêm tốn, tích cóp được từ công việc chính hàng ngày với mong muốn đạt được tự do tài chính hoặc trở lên giàu có rất nhanh chóng như những gì được nghe, được thấy trên truyền thông, tin tức, báo đài, bạn bè.....

Nguyện vọng, ước mơ và mong muốn đó là chính đáng. Tuy nhiên, thực tế không có gì là dễ dàng cả! Trong TTCK cũng vậy, số lương NĐT thành công đang ít hơn thất bại và chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Vậy chúng ta đã bao giờ đặt ra câu hỏi tại sao? Ta đang ở trong số đông thất bại hay số ít thành công?​


Có lẽ câu trả lời sẽ gồm rất nhiều nguyên nhân, trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, theo cá nhân mình nhận thấy, trên TTCK quyết định của số đông luôn không đúng.

Vậy số đông đang làm gì và làm ntn?​

1. Chỉ muốn giàu thật nhanh
2. Chính vì muốn giàu thật nhanh nên tâm lý luôn biến động, sốt ruột dẫn đến Fomo, thiếu kiên nhẫn; trong đầu chỉ luôn nghĩ đến việc buôn bán cổ phiếu trên sàn (đầu cơ CP) thay vì đầu tư tìm hiểu về DN, về kinh tế của TG, của VN; bám bảng điện hàng ngày, hàng giờ trong khi DN mình đầu tư mỗi quý mới ra BCTC một lần; ngày nào cũng muốn CP trong danh mục của mình cũng xanh…. Rồi thì khi CP tăng cũng sợ, CP giảm cũng sợ và rất rất nhiều nữa.

Xin được trích dẫn bài viết của NĐT An Le Nhu về những lý do khác nữa:

DỄ MÀ KHÓ

Nay tôi viết 1 đề tài mà khá nhiều ndt gặp phải, đọc xong thì mọi người ngồi xem cần điều chỉnh gì trong thời gian tới! Nội dung này rất quan trọng, đó là tại sao chúng ta từng cầm khá nhiều cổ phiếu tốt nhưng đều bán rất sớm khi cổ phiếu đó mới tăng 10-15-20% để rồi sau đó cổ phiếu đó tăng vài lần nữa! Bạn sẽ thực sự thấy nuối tiếc về những cơ hội trời cho đó!

Lý do vì sao, để tôi thử liệt kê:

1. Bạn không định giá được cổ phiếu và luôn chỉ suy nghĩ trading nên cứ 15-20% là bạn đã bán rồi
2. Bạn không hiểu mua và nắm giữ cổ phiếu đó vì điều gì nên chỉ cần cp đó đỏ là bạn tự động bán chốt lời theo bản năng vì sợ mất lãi
3. Bạn mua cổ phiếu đó nhưng không xây dựng kế hoạch nắm giữ trung – dài hạn nên bạn sẵn sàng bán theo cảm tính nên để lỡ rất nhiều cơ hội lớn.
4. Bạn đang cầm cổ phiếu đó thấy rất ổn nhưng gặp 1 ai đó bảo cổ phiếu này không có gì đâu, rủi ro lắm thế là bạn sút ngay vào phiên hôm sau.
5. Bạn thường bị sốt ruột khi cầm cổ phiếu! Đôi khi mới mua được 1-2 tuần mà bạn đã thấy sốt ruột khi giá cổ phiếu đó không tăng hoặc tăng chậm hơn cổ phiếu khác

Và chắc còn 1 số lý nào khác nữa nếu thiếu thì các bạn bổ sung nhé!

Vậy để nắm giữ được cổ phiếu dài lâu thì bạn cần làm gì?​

1. Đọc và tìm hiểu kỹ DN đó xem có gì, rồi định giá DN đóp
2. Lên kế hoạch nắm giữ 3 tháng, 6 tháng hoặc lâu hơn và bạn cần tuân thủ kế hoạch đó nếu DN k có bất cứ gì bất thường trong thời gian đó.
3. Xác định nắm giữ như gửi Bank! Hiểu được sau mỗi 1 nhịp tăng giá thì nếu có chỉnh cổ phiếu cũng đã xây 1 nền giá cao hơn thì những mức giá bạn mua trước đó gần như không có rủi ro và cửa lãi cực cao! Học cách gồng lãi giỏi và gồng lỗ kém.
4. Biết vừa đủ, thu gọn danh mục! Đừng mua tràn lan nếu không hiểu gì về DN mà bạn định mua và nắm giữ.
5. Do bạn nhìn bảng hàng ngày nhưng chưa đủ trải nghiệm để kiểm soát cảm xúc nên thấy vni sập mạnh là tháo chạy! Quên ngay mình nắm giữ cổ phiếu đó vì điều gì.
6. Đặt mục tiêu kỳ vọng 1 năm tầm 20-30% thì bạn sẽ không bị sốt ruột và thoải mái khi thấy cổ phiếu mình vẫn loay hoay! Kệ đi, vì rồi sẽ đến lượt nếu là cổ phiếu tốt.
7. Bạn cần phân biệt rõ đâu là cổ phiếu trading ngắn hạn và cổ phiếu trung – dài hạn, chứ phần lớn k phân biệt được điều này nên chẳng bao giờ giữ được 1 cổ phiếu nào dài lâu.
8. Cổ phiếu còn trend tăng giá còn giữ và chỉ bán khi cổ phiếu bạn thấy tăng quá nóng và giảm 10-15% từ đỉnh đó thì bán.
9. Hãy luôn chọn những CP FA tốt và thử nắm giữ 1 CP nào đó từ 1 đến 3 năm hoặc lâu hơn thì bạn sẽ trải nghiệm rõ hơn trừ khi bạn siêu TA để biết được các nhịp chỉnh trên đường lên thì bán đi và mua lại nhưng cực khó.
10. Biết sửa sai! Khá nhiều cổ phiếu tôi bán xong thấy tăng tiếp 10-15% là tôi sẽ ngồi xem lại và nếu thấy có vẻ mình đã định giá sai và tôi sẵn sàng mua lại kể cả giá đã tăng 20-30%! Tất nhiên tôi đã có thứ vũ khí cutloss nếu chẳng may rơi trở lại nên tôi sẵn sàng thử.
11. Đừng quá để ý những tin tức xung quanh khi bạn đã tìm hiểu kỹ về DN! Luôn kiên định và đừng sốt ruột thì bạn sẽ cầm được cổ phiếu lâu dài! Như tôi hiện tại có 1 số cổ phiếu tôi xác định cầm luôn đến 2025 vì biết 5 năm tới nó tăng trưởng đều và dự 2024-2025 mới là bùng nổ! Chờ được chứ vì tôi biết mỗi năm cp đó mang lại tỷ suất ln 40-50% và 2025 có thể 100% và cao hơn nữa.
12. Hạn chế tối đa tham gia các group vì sẽ khiến bạn phân tâm rất nhiều! Biết vừa đủ thì sẽ cầm được lâu dài!

* Note: Trong Group của chúng ta có rất nhiều NĐT chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, đầu tư lâu năm trên TTCK, có rất nhiều thành viên công tác trên rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề rất mong các anh, các chị, các bạn hãy chung tay đóng góp, xây dựng, phát triển cộng đồng, Group bằng những chia sẻ về kinh nghiệm, phương pháp, nhận định, đánh giá…hoặc những DN, ngành nghề mà mọi đang công tác. Hãy lan tỏa những giá trị tốt đẹp, những chia sẻ hữu ích, những kinh nghiệm quý báu đến mọi người.

NĐT hãy chắt lọc thông tin, đọc kỹ những chia sẻ, bài viết, nhận định, đánh giá về những CP, những DN tiềm năng, giá trị, tăng trưởng tốt trong tương lai, những ngành nghề thiết yếu để tự mình ra quyết định đầu tư.

Mỗi nhận định, đánh giá, chia sẻ đều đi kèm với điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí, có thể đúng ở hiện tại, ở thời điểm bất kỳ nhưng có thể không đúng ở tương lai hay ở thời điểm, hoàn cảnh khác, cho nên hãy tôn trọng, trân trọng những đóng góp của người khác, ứng xử có văn hóa, văn minh.

Ý kiến cá nhân mong mọi người đừng gạch đá./.
Nguồn Internet
 

Có thể bạn quan tâm

Bên trên
}, 0); });