Nhiều người Trung Quốc vẫn bi quan về kinh tế

8 Sự Kiện Kinh Tế Tác động Mạnh Trên Thị Trường Forex – FOREXITIG


Dù GDP Trung Quốc tăng, những người thất nghiệp, người có bất động sản và người bị giảm thu nhập vẫn cảm thấy nền kinh tế như đang co lại.


Đêm trước kỳ thi công chức tại Trung Quốc, Melody Zhang (24 tuổi) rất lo lắng. Cô đi lại dọc hành lang ký túc xá, ôn lại các câu trả lời. Zhang muốn có công việc tại một cơ quan truyền thông nhà nước, sau hơn 100 lần xin việc thất bại trong ngành này. Tuy nhiên, khi có tới 2,6 triệu người cùng tham gia thi tuyển 39.600 vị trí công chức, Zhang đã không vượt qua.

“Khi kinh tế trì trệ, không ai quan tâm đến mơ ước hay tham vọng đâu. Quá trình tìm việc đúng là không có hồi kết”, cô gái tốt nghiệp Đại học Nhân dân Trung Quốc – một trong những trường hàng đầu nước này – cho biết trên Reuters.

Theo số liệu Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 17/1, nền kinh tế lớn nhì thế giới vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng năm ngoái, bất chấp nhiều thách thức. GDP nước này tăng 5,2% năm 2023, cao hơn hầu hết nền kinh tế lớn trên thế giới.

Người dân mua thực phẩm tại một khu chợ ở Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng 1/2024. Ảnh: Reuters


Người dân mua thực phẩm tại một khu chợ ở Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng 1/2024. Ảnh: Reuters


Tuy nhiên, với các sinh viên đã tốt nghiệp chưa tìm được việc làm, những người sở hữu bất động sản và các lao động bị giảm lương, nền kinh tế dường như đang co lại. Cuộc khủng hoảng niềm tin tại đây đang khiến người tiêu dùng ngại chi tiêu và doanh nghiệp ngại đầu tư, tuyển dụng. Việc này có thể ảnh hưởng đến tiềm năng kinh tế của Trung Quốc trong dài hạn.

Zhu Tian, Giáo sư kinh tế tại Trường Quốc tế Trung Quốc – châu Âu ở Thượng Hải, cho rằng lý thuyết về suy thoái (2 quý liên tiếp GDP giảm) không nên áp dụng với các quốc gia đang phát triển, có mức độ đầu tư trên GDP lớn như Trung Quốc.

“Nếu bạn nói chuyện với 10 người, sẽ có 7 người cho rằng họ đã có một năm khá tệ. Chính phủ dĩ nhiên sẽ không để việc này tiếp diễn”, ông nói. Zhu thúc giục chính phủ tăng biện pháp kích thích để đưa nước này thoát “vòng xoáy nguy hiểm” của niềm tin đi xuống. Niềm tin giảm đang ảnh hưởng mạnh đến những người trẻ muốn tham gia thị trường lao động.

Theo số liệu công bố vào tháng 6/2023, hơn 25% người trẻ trong độ tuổi 16-24 tại Trung Quốc thất nghiệp, tương đương khoảng 25 triệu người. Số liệu mới nhất công bố hôm 17/1 cho thấy tỷ lệ này chỉ còn 14,9% trong tháng 12/2023. Dù vậy. các khảo sát mới nhất cho thấy nhóm 16-24 là bi quan nhất trong các nhóm tuổi.

Nhiều người có thu nhập ít hơn dự tính, do các doanh nghiệp cắt giảm chi phí khi nhu cầu nội địa giảm. Theo hãng tuyển dụng Zhaopin, lương trung bình mà các công ty tại 38 thành phố lớn nhất Trung Quốc chào mời ứng viên quý cuối năm ngoái giảm 1,3% so với năm trước đó.

Với nền kinh tế tăng trưởng 60 lần kể từ thập niên 80, hiện tại là bước ngoặt lớn về tâm lý. Thành công của Trung Quốc được gây dựng chủ yếu nhờ các khoản đầu tư khổng lồ vào sản xuất và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mô hình này đang tạo ra nhiều nợ hơn là tăng trưởng, nếu so với một thập kỷ trước. Tổng nợ tại Trung Quốc hiện đã rất lớn.

Trong khi đó, sinh viên tại Trung Quốc chủ yếu được đào tạo cho lĩnh vực dịch vụ, cần kỹ năng cao, hơn là việc trong nhà máy hoặc công trường. Vì thế, chi tiêu của các hộ gia đình giảm sút, cùng việc chính phủ siết kiểm soát các ngành tài chính, công nghệ, giáo dục nhiều năm qua đã khiến cơ hội của các sinh viên đi xuống.

Janice Zhang (34 tuổi) làm việc trong ngành công nghệ đến cuối năm 2022. Sau đó, cô nghỉ việc vì chuyện gia đình. Zhang tự tin rằng với kinh nghiệm và trình độ sẵn có, cô có thể dễ dàng tìm được việc mới.

Tuy nhiên, cô sau đó chỉ được nhận vào một vị trí về truyền thông xã hội và phải làm ca 15 giờ mỗi ngày. Một thời gian ngắn sau, Zhang phải xin nghỉ.

Tình hình kinh tế hiện tại khiến cô cảm thấy “không thể kiểm soát vận mệnh của chính mình”. “Điều tôi đang cố làm hiện tại chỉ là xoa dịu sự thất vọng mà ngày mai sẽ mang đến cho mình”, cô nói.

Vincent Li – chủ một quán cà phê cao cấp tại Thượng Hải cũng cảm thấy như mình đã ra khỏi tầng lớp trung lưu. Khi người Trung Quốc giảm chi tiêu, họ thích cà phê loại rẻ hơn. Hai căn hộ anh mua với giá 4 triệu nhân dân tệ (558.000 USD) năm 2017 ở đảo Hải Nam cũng chẳng có ai muốn thuê hay mua suốt 3 năm qua. “Thị trường bất động sản bão hòa rồi”, anh nói.

Tại Trung Quốc, khoảng 70% tiền tiết kiệm của các hộ gia đình được đổ vào bất động sản. Các môi giới địa ốc cho biết tại một số thành phố, các căn hộ mất giá tới 70% kể từ khi ngành này rơi vào khủng hoảng năm 2021. Điều này khiến người dân cảm thấy nghèo đi và giảm chi.

Lĩnh vực bất động sản, từng đóng góp gần 25% hoạt động kinh tế cho Trung Quốc ở thời kỳ đỉnh cao, hiện được coi là rủi ro lớn nhất trong quá trình thoát bẫy thu nhập trung bình của nước này.

“Các động lực tăng trưởng cũ đang xuống dốc nhanh, khiến động lực mới khó phát huy. Đây là rủi ro lớn nhất, có thể khiến Trung Quốc mắc kẹt trong quá trình chuyển dịch”, Yuen Yuen Ang – Giáo sư tại Đại học Johns Hopkins nhận định.

Ngoài vấn đề nội tại, căng thẳng ngoại giao với phương Tây gần đây cũng ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Lệnh cấm vận chip mà Mỹ áp lên Trung Quốc khiến những người làm nghề tư vấn cho doanh nghiệp như David Fincher bị giảm thu nhập.

Fincher hiện có văn phòng ở Thượng Hải và đang cân nhắc chuyển ra nước ngoài, vì rủi ro chính trị và pháp lý. “Tôi giống như con tôm trong nồi nước vậy. Nước đang nóng dần lên rồi, và không thể cứ nằm yên được. Tôi cũng lo lắng về tình hình Trung Quốc như những người ở đây thôi”, anh kết luận.

Hà Thu(theo Reuters)


Sàn Giao Dịch Forex Uy Tín – FOREXITIG



Vnexpress
 

Có thể bạn quan tâm

Bên trên
}, 0); });