Kinh tế châu Âu thụt lùi so với Mỹ và Trung Quốc, liệu có còn cơ hội để bắt kịp?


GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng năng suất và quy mô đầu tư của châu Âu đang thua kém cả Mỹ lẫn Trung Quốc.
07-01-2024
Du khách chờ taxi dài cổ và lý do nền kinh tế Italy trì trệ suốt 30 năm
123rf 20240610162556212


(Hình minh họa: 123rf).

Khủng hoảng năng lực cạnh tranh​


Tỷ trọng của châu Âu trong nền kinh tế toàn cầu đang sụt giảm. Ngày càng nhiều nhà lãnh đạo lo ngại rằng châu lục này không còn khả năng bắt kịp Mỹ và Trung Quốc.

Ông Enrico Letta, cựu Thủ tướng Italy, bình luận: “Thị trường châu Âu quá nhỏ”.

Trong khi đó, ông Nicolai Tangen, CEO quỹ đầu tư quốc gia khổng lồ của Na Uy, chia sẻ với tờ Financial Times: “Người châu Âu không có nhiều tham vọng. Người Mỹ chăm chỉ hơn”.

Hiệp hội các phòng thương mại châu Âu thì kêu gọi: “Doanh nghiệp châu Âu cần lấy lại sự tự tin”.

Danh sách các lý do gây ra “cuộc khủng hoảng năng lực cạnh tranh” tiếp tục kéo dài. Những nguyên nhân nổi bật khác bao gồm Liên minh châu Âu (EU) có quá nhiều quy tắc và quyền lực lãnh đạo của Brussels lại quá ít.

Các thị trường tài chính trong châu lục bị phân mảnh, quy mô đầu tư công và tư nhân thấp, doanh nghiệp quá nhỏ nên không cạnh tranh nổi trên cấp độ toàn cầu.

Ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), chỉ ra: “Cách tổ chức, quá trình ra quyết định và tài trợ của chúng ta được thiết kế cho ‘thế giới cũ’ – tức thời đại trước COVID-19, trước khi xung đột ở Ukraine và Trung Đông nổ ra, trước khi sự cạnh tranh giữa các siêu cường một lần nữa trở nên gay gắt”.

Hiện nay, ông Draghi đang dẫn dắt một cuộc nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của châu Âu nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách EU lập ra kế hoạch chiến lược cho 5 năm tiếp theo.

Năng lượng giá rẻ từ Nga, hàng xuất khẩu rẻ của Trung Quốc và sự bảo vệ quân sự của Mỹ từng là điều nghiễm nhiên đối với châu Âu. Nhưng giờ họ không thể tiếp tục dựa dẫm vào những điều này một cách mù quáng nữa.

Cùng lúc đó, Bắc Kinh và Washington đang đầu tư hàng trăm tỷ USD để nâng cấp ngành bán dẫn, năng lượng sạch và xe điện quốc gia, gây ra xáo trộn lớn trong thương mại toàn cầu.

Đầu tư tư nhân của châu Âu cũng thua kém hai siêu cường trên. Ví dụ vào năm 2022, quy mô các khoản đầu tư của giới doanh nghiệp lớn ở châu Âu thấp hơn 60% so với Mỹ, theo nghiên cứu của Viện McKinsey Toàn cầu.

Về thu nhập bình quân đầu người, mức trung bình ở châu Âu kém hơn 27% so với Mỹ. Tốc độ tăng trưởng năng suất của châu Âu cũng chậm hơn so với các nền kinh tế lớn khác, trong khi giá năng lượng lại cao hơn nhiều, theo tờ New York Times.

Ông Draghi tuyên bố châu Âu cần thực hiện “sự thay đổi triệt để”. Ông đề xuất tăng mạnh chi tiêu chung, cải tổ các quy định và tài chính phức tạp của châu Âu và hợp nhất các công ty nhỏ.

imf 20240610161901424




Giải pháp


Châu Âu đã thực hiện một số biện pháp để cố gắng bắt kịp Mỹ và Trung Quốc. Năm ngoái, EU thông qua Kế hoạch Công nghiệp Thỏa thuận Xanh để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Đầu năm nay, EU cũng đề xuất chính sách công nghiệp quốc phòng chung đầu tiên của khối trong lịch sử.

Tuy nhiên, các nỗ lực trên không đáng là bao so với nguồn lực mà Mỹ và Trung Quốc đang phân bổ để thúc đẩy nền kinh tế.

Theo ông Draghi, đầu tư công và tư nhân của EU cần tăng thêm 500 tỷ euro mỗi năm (khoảng 542 tỷ USD) chỉ riêng cho các quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và năng lượng xanh để có thể bám đuổi hai siêu cường trên.

Ngày càng nhiều nhà lập pháp, quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu kêu gọi các động thái chung mạnh mẽ hơn.

Họ lập luận rằng nếu không tập hợp các nguồn lực và thành lập thị trường vốn thống nhất, châu Âu sẽ không thể thực hiện các khoản đầu tư vào quốc phòng, năng lượng, siêu máy tính và các lĩnh vực khác để cạnh tranh hiệu quả.

Và nếu không hợp nhất các doanh nghiệp nhỏ, châu Âu sẽ không thể sánh được với lợi thế kinh tế nhờ quy mô của các doanh nghiệp khổng lồ nước ngoài, kết quả là bị mất thị phần và lợi nhuận.

Ông Draghi chỉ ra châu Âu có ít nhất 34 mạng điện thoại lớn, trong khi đó Trung Quốc chỉ có 4 và Mỹ có 3.

Cựu Thủ tướng Letta đã dành 6 tháng đi thăm 65 thành phố châu Âu để nghiên cứu về tương lai của thị trường thống nhất tại châu lục này. Ông chỉ ra: “Tôi không thể di chuyển bằng tàu cao tốc giữa thủ đô các nước. Đây là mâu thuẫn sâu sắc, tượng trưng cho các vấn đề của thị trường chung châu Âu”

Tuy nhiên, đề xuất EU cùng phối hợp hành động của một số nước thành viên lại gặp phải nhiều vật cản về mặt chính trị. Nhiều nguyên thủ và cử tri trên khắp lục địa già không sẵn lòng trao cho Brussels thêm quyền kiểm soát và quyền lực tài chính.

Và họ cũng thường cảnh giác với việc cho phép các doanh nghiệp lớn của đất nước sáp nhập với đối thủ hoặc loại bỏ các các tập quán kinh doanh và quy định hành chính quen thuộc.

Trong năm 2024, nông dân Pháp và Bỉ đã chặn đường và đổ chất thải vào nhiều toà nhà để phản đối việc EU mở rộng các quy định môi trường nhằm kiểm soát cách họ dùng thuốc trừ sâu, phân bón,…

Lựa chọn xa xỉ


Trong hơn một thập kỷ qua, châu Âu đã luôn thua kém Mỹ ở nhiều thước đo cạnh tranh, bao gồm đầu tư vốn, nghiên cứu và phát triển cũng như tốc độ tăng trưởng năng suất.

Song, một số cách biệt giữa châu Âu và Mỹ là kết quả của sự lựa chọn có chủ đích. Ví dụ, một nửa mức chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa hai nền kinh tế là hệ quả khi người châu Âu chọn làm việc ít thời gian hơn người Mỹ.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng người châu Âu sẽ không thể duy trì mức sống như hiện nay nếu tiếp tục đưa ra những lựa chọn xa xỉ như vậy.

Ông Simone Tagliapietra, học giả cấp cao thuộc tổ chức nghiên cứu Bruegel ở Brussels, nhấn mạnh rằng các chính sách kiểm soát năng lượng, thị trường và ngân hàng ở châu Âu đang bị phân mảnh quá nhiều.

Ông cảnh báo: “Nếu chúng ta tiếp tục có 27 thị trường không được tích hợp hiệu quả với nhau, EU sẽ không thể cạnh tranh với Mỹ hay Trung Quốc”.






Vietnambiz
 

Có thể bạn quan tâm

Bên trên
}, 0); });