Nông dân châu Âu chật vật

8 Sự Kiện Kinh Tế Tác động Mạnh Trên Thị Trường Forex – FOREXITIG


Nông châu châu Âu gặp khó vì giá sản phẩm đắt hơn hàng nhập trong khi đối diện lạm phát, lãi suất cao và giá năng lượng biến động.


Tài xế xe tải Jeremy Donf muốn hỗ trợ giới nông dân Pháp đang gặp khó khăn. Nhưng giống như nhiều người tiêu dùng khác, mua thực phẩm sản xuất nội địa đối với anh không phải lúc nào cũng là ưu tiên.

Tại siêu thị ngoại ô Paris, những quả chanh mà Jeremy Donf mua được trồng tại Tây Ban Nha. Tương tự, hầu hết nông sản khác cũng là hàng nhập khẩu. Còn khi thực phẩm Pháp có trên kệ không phải ai cũng đủ khả năng mua. Trong một ngôi chợ ở Paris tuần này, quả clementine từ Morocco và nấm từ Ba Lan có giá khoảng một nửa so với hàng nội địa.

Những ngày gần đây, các cuộc biểu tình của nông dân nổ ra khắp châu Âu, phản ánh tình trạng lực lượng này đang gặp khó khăn bởi nhiều vấn đề bao gồm lạm phát dai dẳng, lãi suất cao và giá năng lượng biến động.

“Chúng tôi hiểu sự tức giận của họ vì chúng tôi đánh giá cao nông dân. Chúng ta sẽ làm gì nếu họ không có ở đây? Chúng ta sẽ không có thực phẩm. Những cuộc biểu tình như vậy là quan trọng,” Donf nói.

Người biểu tình đứng trước máy kéo phong tỏa đường cao tốc A6 gần Chilly-Mazarin, phía nam Paris, vào ngày 1/2. Ảnh: AFP


Người biểu tình đứng trước máy kéo phong tỏa đường cao tốc A6 gần Chilly-Mazarin, phía nam Paris, vào ngày 1/2. Ảnh: AFP


Giá lúa mì, ngô và các loại ngũ cốc khác – ngoại trừ gạo – đang thấp hơn so với trước xung đột Ukraine. Vì thế, thu nhập của nông dân châu Âu co lại trong khi họ đang đối mặt với giá năng lượng biến động.

Joseph Glauber, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, nói nông dân châu Âu đặc biệt khó khăn vì mất nguồn khí đốt giá rẻ của Nga và gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ.

Biển Đỏ là tuyến đường thương mại quan trọng giữa châu Á và châu Âu. Vì vậy nông dân EU, Ukraine và Nga hiện đối mặt với tác động của việc các hãng vận tải đổi lộ trình vận chuyển xa hơn vòng qua cực nam châu Phi. “Người sản xuất sẽ gánh chi phí vận tải tăng thêm này”, Glauber, cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết.

Không những vậy, lãi suất cao khiến việc vay vốn để mua thiết bị nông nghiệp và các nhu yếu phẩm khác trở nên đắt đỏ hơn. Nông dân châu Âu cũng chịu các quy định về khí hậu có thể làm tăng chi phí. Đây là điều mà các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ và các nơi khác không gặp phải.

Và quan trọng nhất, hàng ngoại giá rẻ chính là điều nông dân khắp châu Âu bất bình nhất. Điều này xuất phát từ việc lạm phát thực phẩm tại châu Âu đã giảm bớt khi các nền kinh tế chậm lại. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn có thói quen so sánh giá cả hiện tại với hai năm trước và cảm thấy thực phẩm rất đắt, theo Glauber, cựu Kinh tế trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ. Do đó, không có gì lạ khi họ ưu tiên chọn mặt hàng giá phải chăng hơn, thường là thực phẩm nhập khẩu.

Ở Pháp, trung tâm thương mại Rungis – chợ thực phẩm lớn nhất châu Âu là nơi hứng chịu phẫn nộ hàng đầu của làng sóng biểu tình. Bởi lẽ, Rungis cung cấp thực phẩm cho nhiều nhà hàng và siêu thị ở Paris nhưng cũng được coi là biểu tượng của chuỗi thực phẩm toàn cầu hóa.

Một nhóm nông dân từ vùng nông thôn phía Tây Nam Pháp đã cắm trại với máy kéo bên ngoài cổng chợ Rungis trong tuần này. Sau đó, họ vượt qua hàng rào xe bọc thép bảo vệ chợ, dẫn đến 91 vụ bắt giữ.

Jean-Baptiste Chemin, một nông dân trồng ngũ cốc và cây ăn trái, đã lái chiếc máy kéo của mình từ vùng Lot-et-Garonne miền nam nước Pháp đến chợ Rungis. Anh chọn địa điểm này để biểu tình vì nó mang tính biểu tượng cao. Gần chợ, một tấm bảng ghi dòng chữ “Chúng tôi đang nuôi dưỡng bạn và chúng tôi đang hấp hối”.

Các cuộc biểu tình của nông dân đã thu hút sự ủng hộ rộng rãi của công chúng ở Pháp như Donf. Anh sống ở vùng ngoại ô Boussy-Saint-Antoine của Paris nhưng đến từ đảo Reunion thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương, nơi nông nghiệp rất quan trọng và nhiều người mua hàng trực tiếp từ nông dân địa phương.

Tại một chợ nông sản tuần này, một số khách hàng đã chọn thịt và rau Pháp đắt tiền hơn so với hàng nhập khẩu, một phần là do chứng kiến các cuộc biểu tình. Patrick Jobard, một người về hưu biết rõ rằng không dễ để một số người chi nhiều tiền hơn cho thực phẩm. “Nhưng vì lương hưu cho phép nên tôi quyết định ưu tiên các sản phẩm chất lượng cao của Pháp”, ông nói.

Các chính phủ bao gồm Pháp, Tây Ban Nha và Hy Lạp những ngày gần đây đã đồng ý bơm hàng trăm triệu euro vào lĩnh vực nông nghiệp để xoa dịu những người biểu tình. EU cũng đưa ra những nhượng bộ cho nông dân trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6.

Phiên An (theo AP)​


Sàn Giao Dịch Forex Uy Tín – FOREXITIG



Vnexpress
 

Có thể bạn quan tâm

Bên trên
}, 0); });